Từ Workshop cho member đến hiện thực hoá MVVC của Money Forward

Từ Workshop cho member đến hiện thực hoá MVVC của Money Forward

Từ Workshop cho member đến hiện thực hoá MVVC của Money Forward

MVVC: Mission - Vision - Value - Culture, bốn yếu tố nền tảng tạo nên bản sắc của Money Forward.

 

Xin chào mọi người!

Gần đây, Money Forward Việt Nam (MFV) đã có một số hoạt động rất thú vị. Một trong số đó là chuỗi workshop dành cho leader và member của công ty. Workshop được lên ý tưởng bởi Shawn - COO (Chief Officer Operator), và được thực hiện cùng với Alice - Accelerator. Hôm nay, chúng ta sẽ trò chuyện với họ để tìm hiểu thêm về chuỗi workshop này nhé!

Trái: Alice (Accelerator), Phải: Shawn (COO)

Ý tưởng cho workshop

Shawn:

Workshop chúng tôi thực hiện gồm ba section: ➀ Culture Map - giải thích về sự khác biệt văn hoá giữa các nước, ➁ Expectation for Leaders & Members - làm rõ về kỳ vọng đối với từng vai trò và ➂ 360 degree feedback - phản hồi để member có thể cải thiện bản thân. Có hai lý do chính khiến tôi muốn làm workshop lần này.

Lý do đầu tiên là thực hiện MVVC của Money Forward.

Mục tiêu lớn nhất của MFV đó là “xây dựng Money Forward ở cả Việt Nam". Theo tôi, MVVC chính là bản sắc của công ty, là yếu tố quan trọng nhất tạo ra sự khác biệt. Lý do khiến tôi gia nhập Money Forward cũng là vì MVVC của công ty cũng giống với những điều mà bản thân tôi muốn hướng tới.

Mission của công ty là “Money Forward. Move your life forward.", mong muốn có thể giúp cho cuộc sống của không chỉ người dùng mà cả những member đang làm việc và cống hiến cho công ty trở nên tốt hơn. Có lẽ không ít công ty Nhật Bản chỉ xem Việt Nam đơn thuần như một nguồn nhân lực lao động, nhưng ở MFV chúng tôi sẵn sàng dành thời gian để member có thể phát triển bản thân. Tôi nghĩ đó cũng là một phần trong Mission của chúng tôi. Do vậy, workshop lần này không chỉ nhằm mục đích giúp member có thể hiểu rõ hơn về MVVC mà còn để thực hiện MVVC của công ty nữa.

Lý do thứ hai là giúp cho MFV thực sự phát triển.

Số lượng thành viên của MFV ngày càng tăng và vượt quá phạm vi mà chúng tôi có thể tự quản lý, vì vậy, tôi nghĩ cần phải bồi dưỡng và phát triển thêm nhiều nhân sự quản lý cũng như những leader người Việt Nam.

Văn hoá công ty rất quan trọng đối với Money Forward, do đó chúng tôi đã định nghĩa các văn hoá ấy lần lượt là “Speed - Pride - Teamwork - Respect - Fun”. Tương tự như vậy, vì leader cũng có ý nghĩa trọng yếu đối với công ty, nên tôi mong muốn tạo ra một cơ hội để làm rõ những yêu cầu của công ty dành cho họ. Thông qua đó, các leader có được cái nhìn bao quát hơn, nắm bắt những thế mạnh và khuyết điểm của bản thân, rồi từ đó từng bước cải thiện và phát huy hết mọi khả năng mà họ có.

Workshop này được thực hiện trước 30/1/2020

Chúng tôi đã làm những gì

Shawn:

Mặc dù cùng thuộc Money Forward Group, hai phía Nhật Bản và Việt Nam hẳn sẽ có những bối cảnh văn hoá khác nhau. Và tôi nghĩ sẽ thật là tuyệt, nếu như ta có thể cùng nhau xây dựng văn hóa chung cho Group, dựa trên sự thấu hiểu về những khác biệt giữa các bối cảnh văn hoá đó, cũng như những khác biệt về cách suy nghĩ hay yêu cầu trong cuộc sống và công việc.

Khi tôi đang nghĩ như vậy thì Matt - CTO (Chief Technical Officer), đã giới thiệu cho tôi cuốn sách có tên là Culture Map. Tôi lấy ví dụ về người Nhật với nhau thử nhé. Dù rằng mỗi cá nhân đều khác nhau, nhưng vì họ có chung bối cảnh văn hoá và cùng sống trong một hệ thống xã hội, nên chúng ta vẫn thấy được khá nhiều điểm chung giữa cả hai. Thực chất cuốn sách này chỉ là giới thiệu sơ bộ về sự khác biệt giữa các nền văn hoá, như Việt Nam với Nhật Bản khác nhau ở đâu, so với những quốc gia khác sẽ như thế nào. Nhưng tôi nghĩ rằng nếu mọi người có thể hiểu được tiền đề này trước thì sẽ rất dễ dàng hiểu được mục đích tôi làm section ② Expectation for Leaders & Members.

  1. Hiểu được khác biệt văn hoá bằng “Culture Map”

Shawn:

Mỹ là một quốc gia đa chủng tộc, so với các nước trên thế giới, nền văn hoá của Mỹ có tính ngữ cảnh khá thấp (low-context culture). Nếu bạn nói từ một đến mười thì người nghe sẽ hiểu từ một đến mười. Trong khi đó, văn hoá của Việt Nam và Nhật Bản có tính ngữ cảnh khá cao (high-context culture), đều có chung văn hoá “nói một hiểu mười".

Xét về độ tương thích khi làm việc, nếu những người đến từ các quốc gia có nền văn hoá mang tính ngữ cảnh thấp, đều nói từ một đến mười làm việc cùng nhau thì vấn đề ít khi xảy ra. Đây là tổ hợp dễ làm việc cùng nhau nhất. Tiếp theo là tổ hợp của những người đến từ quốc gia có nền văn hoá mang tính ngữ cảnh cao kết hợp với những người đến từ quốc gia có nền văn hoá mang tính ngữ cảnh thấp. Ví dụ, khi người Việt Nam làm việc với người Mỹ, người Việt Nam có thể sẽ nghĩ “Tại sao phải nói nhiều như vậy nhỉ? Mình đâu có phải trẻ con.", còn người Mỹ có thể sẽ thắc mắc “Tại sao lại không hỏi hay xác nhận gì hết vậy nhỉ?”. Vì giữa hai bên sẽ phát sinh cảm giác kỳ lạ không được tự nhiên, nên mọi người dễ dàng nhận ra có sự khác biệt về văn hoá.

 

 

Trường hợp khó nhất là tổ hợp giữa những nền văn hoá có tính ngữ cảnh cao với nhau, ví dụ như Việt Nam và Nhật Bản.Vì biểu đạt của đôi bên đều có tính ngữ cảnh cao, nên có thể bạn cảm thấy mình đã truyền đạt đầy đủ thông tin rồi, nhưng trong thực tế thì đối phương lại hiểu và lý giải hoàn toàn khác. Theo đó, tôi thấy nếu chúng ta có thể ý thức được về đặc tính của nhau thì có lẽ việc giao tiếp sẽ trở nên dễ hiểu hơn và những hiểu lầm cũng ít phát sinh hơn.

  1. “Expectations for Leaders" - Hiểu rõ kỳ vọng cho Leader

Shawn:

Section “Expectations for Leaders" với mục đích chia sẻ một cách cụ thể bằng ngôn ngữ về “những yêu cầu đối với team leader", nhằm tạo ra sự rõ ràng (low-context) trong giao tiếp mà tôi đã đề cập ở phần trước.

Các mục trên là những mục đã được sắp xếp và phân loại theo feedback trong NPS. Tôi đã liệt kê chi tiết những gì chúng tôi kỳ vọng cho từng mục cụ thể. Ví dụ, đối với “Technology", chúng tôi kỳ vọng như sau:

Người leader nhất định phải giỏi công nghệ. Giá trị của chúng ta là Technology Driven. Người leader nắm vững công nghệ sẽ có thể chèo lái team tốt, đưa ra những quyết định chính xác và hỗ trợ được team member. Công nghệ giúp chúng ta biến giấc mơ thành hiện thực. Người leader được kỳ vọng có thể lãnh đạo team bằng kỹ thuật của bản thân.

Mặc dù chỉ bằng những điều này thôi thì có thể không thể giải quyết được hoàn toàn vấn đề, tuy nhiên, tôi nghĩ sẽ rất tốt nếu chúng ta có thể từng chút từng chút một tạo thói quen nói chuyện một cách rõ ràng (low-context) như vậy.

  1. “360-Degree Feedback” - Hiểu được sự khác biệt giữa tự đánh giá bản thân và đánh giá của những người xung quanh

Shawn:

Sau cùng, tôi đã tiến hành Workshop 360-degree feedback. Cái này thì tôi đã lấy ý tưởng từ khóa training nhân sự dành cho leader ở phía Nhật Bản đấy (haha). Tôi đã cho member tự đánh giá bản thân và nhận đánh giá từ những người xung quanh, như vậy thì chúng ta sẽ thấy được quan điểm khác biệt về sự kỳ vọng giữa hai bên. Tôi muốn tạo ra một nơi mà các member làm việc cùng nhau có thể trao đổi ý kiến và tự ý thức được những sự khác biệt đó.

Những hoạt động đánh giá như vầy thường sẽ khiến các member quá tập trung vào những điểm tiêu cực, hoặc là khiến member đó cảm thấy bị tổn thương. Để tránh điều đó xảy ra thì tôi cũng đã chuẩn bị hết sức thận trọng. Tôi cũng đã tạo các biểu đồ, chia sẻ phương pháp phân tích cũng như những gì nên làm khi điểm số của những mục kỳ vọng thấp hơn mong đợi.

Lời nhắn nhủ mọi người không nên buồn khi nhận feedback

Workshop này do tôi tự thực hiện, nên ngôn ngữ sử dụng toàn bộ đều bằng tiếng Anh. Ban đầu thì tôi chỉ dự định thực hiện Workshop 360-degree feedback cho leader thôi, nhưng mà tôi đã nhận được những ý kiến từ những leader sau khi tham gia workshop như là “Tôi cũng muốn có cơ hội feedback cho member", “Tôi muốn member cũng có cơ hội được nói chuyện như thế này". Nếu làm workshop cho member, tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ của mọi người là tiếng Việt thay vì tiếng Anh, chính vì vậy tôi đã nhờ Alice thực hiện workshop dành cho member.

Workshop mùa dịch nên mọi người đều đeo khẩu trang nghiêm túc hết ^^

Hiệu quả của workshop như thế nào?

Alice:

Đây là lần đầu tiên tôi tham gia thực hiện workshop như thế này đấy. Thật sự rất thú vị! Khi được Shawn đề nghị, tôi cũng hơi lo rằng không biết mình có thể làm được không. Tuy nhiên, vì đây là workshop rất hữu ích cho công ty và còn hỗ trợ được mọi người nữa, chính vì vậy tôi đã thử thách bản thân mình một chút.

Phản ứng thực tế của mọi người thật sự tốt hơn tôi nghĩ rất nhiều! Những member từng có kinh nghiệm làm việc với người Nhật thì rất dễ dàng để hiểu được “sự khác biệt văn hoá" giữa hai nước, nhưng với nhiều member chưa từng làm việc với người Nhật bao giờ, đôi khi do không hiểu được văn hoá của đối phương mà phát sinh một số vấn đề khi làm việc. Do vậy, việc thực hiện workshop giúp mọi người có được nhận thức chung như vậy rất quan trọng.

Shawn:

Các member tham gia có thể thảo luận về các vấn đề họ đang gặp phải, điều này thật sự rất tốt cho họ. Nếu những người tham gia không chia sẻ vấn đề thực sự của họ thì cuộc trò chuyện sẽ kết thúc một cách hời hợt. Tôi đã khá lo lắng về điều đó, nhưng thật may là mọi người đã chia sẻ cởi mở hơn tôi tưởng tượng, thậm chí là mọi người còn chia sẻ rất nhiều vấn đề nghiêm trọng luôn ấy chứ (haha). Có nhiều member đã nói với tôi rằng "Tôi muốn có nhiều thời gian hơn", "Tôi muốn nhận được lời khuyên từ nhiều người hơn". Member tham gia không chỉ tập trung vào vấn đề của họ mà còn biết được vấn đề của người khác, sau đó còn đưa ra lời khuyên giúp nhau giải quyết vấn đề nữa. Điều này đã khiến tôi cảm động. Dù rằng như vậy cũng có nghĩa tôi cũng phải tự xét lại tại sao ban giám đốc chúng tôi lại không được nghe những vấn đề như vậy trong những buổi 1on1.

Alice:

Ở MFV, hàng tháng tất cả member đều có những buổi 1on1 trực tiếp với ban giám đốc. Thật ra, tôi nghĩ trong những buổi 1on1 thì cũng khó nói lắm. Ban giám đốc vừa là cấp trên, lại còn là người nước ngoài nữa, rất khó cho các anh kỹ sư có thể chia sẻ thật lòng được. Nhưng workshop lần này rất thành công khi đã có thể tạo một nơi để các thành viên nói chuyện. Tôi nghĩ nếu mà được dùng tiếng Việt để nói hay viết thì mọi người sẽ dễ dàng chia sẻ thật lòng với nhau hơn.

Shawn:

Đúng vậy. Nhờ mọi người có thể chia sẻ chân thành như vậy mà chúng ta có thể biết được những trăn trở hay những vấn đề của mọi người. Tôi nghĩ đây cũng là một hướng rất tích cực để công ty có thể có những hành động phù hợp trong tương lai.

Workshop mùa dịch nên mọi người đều đeo khẩu trang nghiêm túc hết ^^

Alice:

Các member Việt Nam tham gia workshop với tinh thần chia sẻ để cùng nhau phát triển, chứ không phải để chỉ trích một ai cả. Mọi người hay nói với tôi rằng “Money Forward không giống mấy công ty khác", hay là “Anh thích công ty như vậy lắm". Không chỉ thế, tôi còn nhận thấy được mọi người đều mong muốn cải thiện, làm cho công ty phát triển tốt hơn.

Shawn:

Tôi nghĩ rằng vẫn còn ít công ty ở Việt Nam tập trung vào phát triển nguồn nhân lực. Các công ty có vốn nước ngoài thường có quan niệm rằng Việt Nam là một nguồn outsource. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng mỗi thành viên là một người bạn đồng hành quan trọng để đạt được Mission của công ty, và chúng tôi cũng đang nỗ lực để phát triển nhân tài. Điều này khá hiếm ở Việt Nam, vì vậy, tôi mong mọi người có thể cảm nhận được “đây là cơ hội để bản thân phát triển" và đón nhận cơ hội đó một cách chân thành.

 

Author: Matilda

Translator: Alice

 

More like this

Công Bố Culture Hero 9/2022
Oct 11, 2022

Công Bố Culture Hero 9/2022

Presentation & Facilitation | Advanced marathon
Aug 11, 2023

Presentation & Facilitation | Advanced marathon