Bear - Làm QA/QC Cũng Vui Như Chơi Game

Bear - Làm QA/QC Cũng Vui Như Chơi Game

Vừa trở về từ chuyến công tác Ấn Độ 2 tuần, Bear liền ùa vào công việc tại MFV. Bear kiểm tra lịch làm việc trong ngày của bản thân và quan sát các công việc của đồng đội trong team QA để xem tiến độ có như kế hoạch. Nếu hỏi Bear lấy năng lượng làm việc dồi dào từ đâu, chắc Bear sẽ trả lời “Do ăn, ủa lộn, do mình chỉ đang tận hưởng công việc mà thôi". Bài viết hôm nay sẽ nói về Bear - QA/QC, Forwardian đạt danh hiệu Culture Hero* - Fun tháng 5/2022.
Bear - Làm QA/QC Cũng Vui Như Chơi Game

1. Bén duyên từ chơi game

Bear xuất thân là 1 sinh viên ngành Công nghệ thông tin, có niềm đam mê chơi game từ nhỏ. Bear tin chắc rằng, sau này mình sẽ đi theo con đường Game Designer.

Nhưng tổ nghề QA/QC bảo “Hông Béar Ơi (Hông bé ơi)". Những game Bear chơi đều gặp bug, lúc đó đã rộ lên nếu người chơi kiếm ra bug thì sẽ được tặng thưởng. Tại đây, mọi thứ trước mặt Bear là một thế giới mới, những lỗi mình đang gặp đã được người chơi trước TÌM RA, đúng vậy, là tìm ra một cách chủ động chứ không phải đang chơi thì bị “bug". Mình đã nhen nhóm ý định làm “dũng sĩ tìm bug" từ đó.

Sau này, Bear được một người quen khuyến khích tham dự thi Bug Hunter, và con đường QA/QC mở ra từ đó. 

2. Làm QA/QC như tận hưởng một trò chơi

Công việc của các “dũng sĩ săn bug" có thể nói tổng quan như sau

Nếu bạn là QA, bạn sẽ phải đảm bảo chất lượng quy trình làm việc giữa các bên, từ đó đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Nếu bạn là QC, bạn sẽ kiểm tra chất lượng của sản phẩm.

Nói nôm na, bạn sẽ phải truy ra “kẻ địch” (Bug, lỗi, sự cố) trong chính sản phẩm chính mình trước khi đem tới người dùng cuối. Domain công ty bạn là gì, công việc kiểm tra của bạn sẽ tương ứng với dự án công ty.

Đối với công ty product như MFV thì sao? Bear đang là một QA với hai vai trò, đầu tiên là đảm bảo chất lượng sản phẩm với ít lỗi nhất, kế đến là đóng góp cải thiện quy trình giữa các bên liên quan.

Mỗi ngày trong trò chơi tìm bug, nhân vật chính (Bear) sẽ mở danh sách nhiệm vụ hôm ấy của mình và đồng đội để đánh giá tiến độ có theo như kế hoạch ban đầu hay không, nếu đang bị chậm thì sẽ thảo luận nhanh, sau đó sẽ tiến hành Daily meeting, do dự án team đang chịu trách nhiệm theo mô hình Scrum nên công việc đều rất mượt.

Đồng đội 1: Team QA/QC của Money Forward Vietnam

Công việc QA/QC như một game CO-OP (Cooperative Gameplay: Game chơi theo nhóm), nên không chỉ làm mỗi việc tìm lỗi, mà Bear còn được tham gia hỗ trợ team tuyển dụng trong việc tham gia vòng phỏng vấn kỹ thuật và đôi lúc hỗ trợ các QA trong nhóm dự án khác.

Tận hưởng công việc như trong một trò chơi, nhưng cũng có lúc Bear gặp phải nhiệm vụ khó. Với Bear, khó nhất chính là phải suy nghĩ “Hôm nay ăn gì". Đôi khi có nhiều sự lựa chọn cũng là một thử thách các bạn nhỉ? 

3. Phần thưởng của những trò chơi tìm Bug nhiều vô kể

Từ lúc làm QA/QC, Bear đã kinh qua nhiều “màn chơi" domain như thương mại điện tử, giáo dục, quản lý hệ thống. Mỗi Domain đều khiến Bear học hỏi thêm nhiều cái mới.

Tại Money Forward Vietnam, Bear được tham gia các dự án về Fintech (tài chính công nghệ), nhờ đó Bear học thêm các công thức tính toán, nghiệp vụ của dự án và các khái niệm trong tài chính nhiều hơn.

Thêm một điểm hay là Bear được chủ động đóng góp. Bear đã cải thiện các kỹ năng test cho ứng dụng Fintech, học được những nhu cầu của khách hàng từ Story của PO (Product Owner). Vì hiểu được nhu cầu của họ, Bear có thể phân tích requirement tốt hơn để đóng góp vào dự án tốt hơn trước khi phía team Dev implement một tính năng.

Còn một phần thưởng khác luôn tạo động lực cho Bear mỗi ngày, đó là được làm việc chung với các đồng đội “xịn sò” về kỹ thuật develop hay test. Bear được làm việc trong một môi môi trường nhiều cảm hứng như vậy, khiến Bear phải học và cải thiện bản thân nhiều hơn.

Duck  - Product Owner của dự án Bear đang thực hiện, có nhận xét rằng:

“Người dùng sử dụng một sản phẩm có chất lượng thì ít khi họ cảm động liền lắm, nhưng khi sản phẩm có trục trặc gì là sẽ nhận phản hồi từ khách ngay. Công việc QA/QC của Bear thường không ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng cuối, nhưng không thể thiếu vì Bear phải đảm bảo chất lượng sản phẩm và trải nghiệm người dùng.

Đồng đội 2: Team dự án ARM tại Money Forward Vietnam

Nhưng, chính tinh thần của Bear là luôn tận tụy, hết mình trong việc tối thiểu hoá những lỗi sản phẩm. Điều đó đã truyền động lực và năng lượng tới những thành viên Dev, nhờ vậy ai cũng có thể truyền tải những giá trị tốt đẹp tới người dùng"

Henry Cao - QA/QC manager - quản lý trực tiếp đã nhận xét rằng: 

Và đó là những suy nghĩ của Bear - Culture Hero* về Fun tại Money Forward Vietnam. 

*Culture Hero: Giải thưởng cho những cá nhân (theo mỗi tháng) và đội/nhóm (theo mỗi quý) có những thành tích xuất sắc đáng ghi nhận trong công việc và thể hiện được rõ 5 yếu tố văn hoá (Speed, Teamwork, Pride, Respect, Fun) của tập đoàn Money Forward.

Interviewee: Bear

Author: Jim

More like this

Công Bố Culture Hero 11/2022
Dec 20, 2022

Công Bố Culture Hero 11/2022

Một Team Ăn Ý Là Team Một Màu?
Nov 30, 2022

Một Team Ăn Ý Là Team Một Màu?

Automation Test With Serenity BDD
Nov 22, 2022

Automation Test With Serenity BDD