MVVC - cốt lõi của Money Forward

MVVC - cốt lõi của Money Forward

Khi nhắc tới Money Forward Vietnam (MFV) nói riêng và tập đoàn Money Forward (MF) nói chung, có 4 yếu tố mà tất cả thành viên ai ai cũng thuộc nằm lòng. Đó chính là Mission, Vision, Value và Culture của công ty, hay còn được viết tắt là MVVC.
MVVC - cốt lõi của Money Forward

Chắc hẳn là khi bạn ghé qua website của MFV, bạn cũng đã thấy 4 yếu tố MVVC này luôn ẩn mình trong các bài viết. Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc muốn biết về những tâm tư ẩn sâu trong từng yếu tố này chưa? Lý do mà từng yếu tố này được sinh ra là gì? Chị Tanaka, người phụ trách mảng Fresher Recruitment tại MF, luôn nghĩ rằng "Gốc rễ của MVVC tại MF xuất phát từ chính những tâm tư và kinh nghiệm của bác Tsuji - Founder của Money Forward" nên chị đã có một buổi trò chuyện để nói về cảm xúc và trải nghiệm của bác, những điều đã giúp cấu thành nên MVVC của MF.

MVVC của MF

Nhưng nếu nói hết về từng yếu tố thì sẽ dài lắm, nên trong bài viết lần này, chúng ta sẽ chỉ tập trung vào phần Value thôi nhé. Ba Value đó chính là: "User Focus", "Technology Driven" và "Fairness". Chúng ta cùng tìm hiểu thôi!

==================================================

Mối lương duyên với Technology

Chị Tanaka:Một trong những Value của MF chính là "Technology Driven", nên mời bác kể về cơ duyên gặp gỡ của mình với Technology nha.

Bác Tsuji: Tôi từng gia nhập Sony khi mới là một Fresher, sau đó thì chuyển sang công ty Chứng khoán Monex vào năm 2004. Vào thời điểm đó, những chi phí liên quan đến giao dịch chứng khoán vào năm 1999 ở Nhật đã được tự do hóa hoàn toàn, và đó cũng là khoảng thời gian mà Internet bắt đầu phát triển mạnh mẽ, từ đó sản sinh ra rất nhiều chứng khoán trên Internet. Ngành chứng khoán bỗng thay đổi trong nháy mắt, giao dịch chứng khoán vốn trước đây chỉ có thể thực hiện qua điện thoại hoặc gặp mặt trực tiếp, nay đã có thể dễ dàng thực hiện qua Internet. Chi phí hiện nay ít hơn 1/10 so với trước kia, và thậm chí là bạn còn có thể mua chứng khoán từ khắp nơi trên thế giới. Các giao dịch cá nhân gần như đã chuyển sang giao dịch trên Internet. Đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ ấn tượng mãnh liệt của sức mạnh công nghệ khi tận mắt chứng kiến những thay đổi to lớn đến vậy trên thế giới.

Và kể từ khi Facebook ra mắt vào cùng thời điểm đó, tôi cũng thấy rằng việc cởi mở bản thân sẽ dễ dàng kết nối thế giới hơn, dễ dàng mở rộng được khả năng của con người hơn nữa. Vì vậy mà từ cơ duyên gặp gỡ Internet và sức mạnh công nghệ, cộng với hy vọng từ việc cởi mở ấy mà tôi đã nghĩ rằng: "Nếu chúng ta cũng có thể áp dụng tất cả những điều tuyệt vời này vào lĩnh vực tài chính thì hẳn là mọi người trên thế giới sẽ hạnh phúc lắm". Để rồi suy nghĩ đó đã trở thành điểm khởi đầu của tất cả mọi thứ sau này.

Chị Tanaka:Đây cũng chính là khởi điểm cho mong muốn Technology Driven phải không?

Bác Tsuji:Nhưng mà, thời điểm đó cũng có rất nhiều vấn đề với chứng khoán trên Internet lắm. Đúng là mọi thứ đã trở nên thuận tiện hơn, nhưng nếu sử dụng không thành thạo thì vẫn dễ bị mất tiền như chơi. Hơn nữa, mặc dù các giao dịch cá nhân gần như đã chuyển sang Internet rồi, nhưng vốn số lượng người giao dịch chứng khoán ở Nhật vào thời điểm đó vẫn rất ít. Ở Nhật có rất ít cơ hội để học về tài chính nên nhiều người vẫn còn e ngại khi nghe đến cụm từ "giao dịch chứng khoán". Thế nên từ lúc đó, tôi đã ấp ủ suy nghĩ rằng: "Còn gì tuyệt hơn nếu chúng ta có service về tài chính mà ai cũng có thể dễ dàng sử dụng". 

Chị Tanaka:Ồ, vậy là suy nghĩ "không chỉ đơn thuần là tạo ra 1 service dễ sử dụng, mà còn phải mang đến được giá trị cho user nữa" chính là nền móng đầu tiên của yếu tố User Focus rồi.

Khi Technology đi chung với tài chính

Chị Tanaka:Có vẻ như trong khi bác đang được công ty Monex cử đi học MBA, bác đã gặp bác Taki, người sau này đã cùng bác sáng lập nên MF. Từ đó, bác lại càng chắc chắn hơn với mong muốn về một service kết hợp giữa Technology và tài chính nhỉ.

Bác Tsuji:Tôi gặp Taki thông qua một người bạn cùng lớp MBA khi đó. Cả hai chúng tôi đều theo học chương trình MBA ở Mỹ, nhưng tôi thì ở bên bờ Đông, trong khi Taki thì ở tuốt bên bờ Tây nước Mỹ. Chính vì chúng tôi ở 2 đầu Đông - Tây như vậy nên khi nào nào nói chuyện là đều dùng Skype. Trò chuyện với Taki thú vị lắm, vì Taki rất am hiểu các dịch vụ về tài chính cũng như về tiền tệ.

Cá nhân tôi nghĩ rằng các service về tài chính của Nhật vào thời điểm đó thật sự không hướng đến người dùng lắm, đáng lý chúng phải tốt hơn thế nữa cơ. Tiền bạc là một thứ quan trọng với con người, nên không thể cứ để vậy được.

Mặt khác, việc tạo ra các service về tài chính cũng rất khó khăn. Nếu không có ai khác làm thì chúng tôi, những người có hiểu biết và được đào tạo về lĩnh vực này, sẽ là người phải thực hiện điều đó. Và những cuộc thảo luận như vậy với Taki đã ươm mầm cho ý thức về sứ mệnh đó.

User Focus là lẽ đương nhiên

Chị Tanaka:Công ty MF đã được sáng lập bởi 6 thành viên, bao gồm cả những người đồng nghiệp từ thời Sony. Nhưng service được làm ra khi đó chưa phải là Money Forward ME đúng không?

Bác Tsuji:Service đầu tiên khi công ty mới thành lập chính là "Money Book". Khi bạn mở tài khoản và nhập tình hình tài chính của mình xong, bạn có thể xem được tình hình sử dụng tài chính của người khác, một cách ẩn danh. Ý tưởng ban đầu cho service đó là giúp mọi người có thể học hỏi được phương pháp quản lý chi tiêu từ những người giỏi trong cách dùng tiền, nhưng số lượng người dùng mỗi ngày chỉ tăng lên khoảng tầm 10 người thôi, và đó là một thất bại rất lớn, nên chúng tôi đã nhanh chóng ngưng service đó lại.

Việc số lượng người dùng không tăng lên có nghĩa là cách tiếp cận vấn đề của chúng tôi đã sai. Hay nói cách khác, service đó không hề "User Focus".

Hình ảnh service Money Book

Tuy nhiên, công ty vào thời điểm đó vừa mới thành lập, chẳng có đồng minh, cũng chẳng có một ai biết về công ty chúng ta cả. Thế nên con đường tồn tại duy nhất chính là phải tạo ra được một service khiến người dùng cảm thấy thật sự hài lòng. Và sau một khoảng thời gian quan sát và điều tra người dùng, "Money Forward ME" đã ra đời. Từ ngày đó, tôi nghĩ rằng "User Focus" là một lẽ đương nhiên.

Vậy còn Fairness?

Chị Tanaka:Yếu tố cuối cùng trong bộ 3 Value chính là "Fairness", bác cũng đừng quên nói về yếu tố này nhé!

Bác Tsuji:Yếu tố Fairness của chúng ta được sinh ra từ các cuộc nói chuyện xoay quanh chủ đề "Tôi không thích kiểu công ty này" của những thành viên ở thời kỳ đầu

Điểm chung trong suy nghĩ của tất cả mọi người đều là không thích những công ty không công bằng. Ví dụ như, dù thế nào thì tôi cũng không muốn công ty mình là nơi đánh giá năng lực dựa trên thâm niên, hay những người bề trên chỉ đơn thuần ra vẻ trịch thượng chỉ trích người khác mà không hề đưa ra một phương án giải quyết nào. Chúng tôi muốn tạo ra một công ty với những giá trị mới, nơi sẽ đánh giá output đầu ra của mọi người một cách công bằng, bất kể tuổi tác, giới tính hay trình độ học vấn v.v… .

Đương nhiên là sẽ rất khó để có thể công bằng 100% được, nhưng không có nghĩa là chúng ta sẽ ngừng đối xử công bằng với mọi người.

Chị Tanaka:Thực tế thì trong công ty chúng ta cũng có những thành viên có thể trở thành leader chỉ sau 2 năm kể từ khi ra trường. Tại sao bác lại đặc biệt quan tâm đến yếu tố Fairness đến thế?

Bác Tsuji:Chắc đó là 1 phần giá trị quan của tôi, một phần nữa có thể đó là vì tôi đã rất ấn tượng với văn hóa "ngợi ca những người chịu thách thức bản thân" mà tôi cảm nhận rõ được khi còn ở Mỹ.

Money Forward. Move your life forward.

Chị Tanaka:Vậy là chúng ta đã hiểu rõ những mong muốn mà bác Tsuji dùng để làm nền tảng cho Value của MF rồi. Và từ những điều này, bác hãy chia sẻ thêm về Mission của chúng ta - "Money Forward. Move your life forward." nhé!

Bác Tsuji:Tiền rốt cuộc cũng chỉ là một công cụ trong cuộc sống của con người thôi. Nhưng, nếu bạn sử dụng công cụ ấy không đúng cách thì cuộc sống của bạn cũng không trở nên dễ dàng hơn, hoặc bạn sẽ không thể tận dụng nó để thử thách bản thân với những điều mà bạn luôn muốn làm. Tôi mong là mình có thể phần nào hỗ trợ cho cuộc sống của mọi người cũng như của công ty trở nên tích cực hơn khi đồng tiền được dùng theo cách tích cực, đó chính là "Money Forward. Move your life forward." đấy. Nhờ vậy mà mọi người có thể thực hiện được ước mơ, hy vọng trong cuộc sống, cũng như giảm được gánh nặng lo âu. Tôi luôn mong rằng những gì mình làm có thể giúp ích được cho mọi người, dù chỉ một chút cũng được.

Chị Tanaka:Buổi trò chuyện này đã giúp tôi thấy rằng MVVC của MF chúng ta thật sự chất chứa rất nhiều suy nghĩ và mong muốn của bác Tsuji cùng các thành viên khác. Cảm ơn chia sẻ của bác Tsuji rất nhiều!

Phỏng vấn giãn cách thời COVID

==================================================

Công ty nào chắc chắn cũng có những nét riêng của mình, và MVVC chính là nét đặc trưng của MF nói chung và MFV nói riêng.

Ở MFV luôn có những thành viên sẵn sàng chấp nhận thử thách để phát triển bản thân mình và tất cả đều thử thách bản thân mình mỗi ngày. MFV luôn cố gắng mang đến thật nhiều cơ hội cho những bạn dám thử thách bản thân, mặc kệ tuổi tác, giới tính hay trình độ học vấn. Nếu bạn đang muốn thử thách chính mình với những Value tương tự, còn chần chờ gì mà không apply vào MFV ngay nào!

Author: Tanaka Kei

Translator: Tonie

More like this

Bear - Làm QA/QC Cũng Vui Như Chơi Game
Sep 16, 2022

Bear - Làm QA/QC Cũng Vui Như Chơi Game

The evolution of GraphQL Federation – API Gateway
Aug 12, 2022

The evolution of GraphQL Federation – API Gateway

Heart Forward #2: Đong Yêu Thương - Cùng Đấu Giá
Aug 02, 2022

Heart Forward #2: Đong Yêu Thương - Cùng Đấu Giá