Kể về Money Forward #4: Hướng Đến Sự Hợp Lực Toàn Cầu Của SaaS

Kể về Money Forward #4: Hướng Đến Sự Hợp Lực Toàn Cầu Của SaaS

*SaaS là viết tắt của Software as a Service, có nghĩa là phần mềm ...
Kể về Money Forward #4: Hướng Đến Sự Hợp Lực Toàn Cầu Của SaaS

*SaaS là viết tắt của Software as a Service, có nghĩa là phần mềm dạng dịch vụ. SaaS là mô hình dựa trên việc cấp phép và phân phối dịch vụ ứng dụng phần mềm. Theo đó, nhà cung cấp sẽ không trực tiếp bán phần mềm các loại như thông thường (loại chương trình loại được tải và cài đặt trong từng máy tính), mà chương trình được lưu trữ bởi nhà cung cấp và sau đó được truy cập bởi người dùng qua internet, chương trình thường được thông qua một giao diện trình duyệt web.

Nhà cung cấp phát triển và duy trì một phần mềm chạy trên nền tảng web, và khách hàng có thể truy cập từ xa thông qua internet sau khi trả một khoản phí đăng ký định kỳ (hàng tháng, quý, năm).

Từ năm 2018, Money Forward (MF), Inc. đã bắt đầu đầu tư vào các công ty bên ngoài Nhật Bản và đang tiến hành mở rộng quan hệ đối tác với nhiều công ty. Không chỉ đơn thuần là đầu tư, chúng tôi cũng thắt chặt mối quan hệ giữa đôi bên bằng cách gửi những nhân viên phái cử từ MF. Mới đây, chúng tôi vừa đầu tư vào BIZZIBOTS PTE. LTD. (viết tắt là Bizzi), công ty phát triển dịch vụ quản lý hóa đơn điện tử tại Việt Nam.

↑ Quá trình đầu tư vào các công ty ở Châu Á của MF

Lần này, tôi đã có cuộc trò chuyện với anh Tanaka và chị Emma (Nagai), những người phụ trách xúc tiến đầu tư vào các công ty ngoài Nhật Bản của MF. Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về lý do tại sao MF đầu tư ra nước ngoài, các cột mốc đầu tư và những giai đoạn đáng nhớ của lần đầu tư vào Bizzi này nhé. 

Từ trái qua phải: chị Emma, anh Kanto, anh Tanaka

Anh Tanaka Harutoshi

Phó phòng Phòng Kế hoạch Doanh nghiệp / Bộ phận Phát triển Doanh nghiệp

Sau khi tốt nghiệp đại học, anh Tanaka đã làm việc tại trụ sở chính ở Tokyo và văn phòng New York tại Hoa Kỳ của công ty Chứng khoán SMBC Nikko, đồng thời tham gia hỗ trợ tài chính cho các tập đoàn và tổ chức tài chính trong và ngoài Nhật Bản.

Anh tham gia MF vào tháng 8 năm 2018. Anh đảm nhận công việc tại Bộ phận Phát triển Doanh nghiệp và phòng Kế hoạch Doanh nghiệp, đồng thời phụ trách các dự án đầu tư cho các công ty ở nước ngoài. Kể từ tháng 8 năm nay, anh được phái cử đến công ty Mekari, Indonesia, nơi mà anh đã phụ trách đầu tư.

Chị Emma (Nagai Nana)

COO của Money Forward Vietnam (MFV)

Tham gia Money Forward vào tháng 1 năm 2021 với vai trò là COO của MFV, cứ điểm nước ngoài đầu tiên của MF. Trước khi gia nhập MF, chị Emma đã sống ở Đông Nam Á và có kinh nghiệm gầy dựng cơ sở ở nước ngoài. Lần này đầu tư vào Bizzi tại Việt Nam, chị Emma phụ trách nghiên cứu và lựa chọn các công ty đầu tư.

(Người phỏng vấn)

Anh Kanto Tatsuya

CSO của MF/CSO của MF Home Company/CEO của Klavis

Thành lập Klavis vào năm 2012 với cương vị Giám đốc Điều hành. Klavis gia nhập tập đoàn MF từ tháng 11 năm 2017. Anh Kanto có kinh nghiệm xây dựng cơ sở và kinh doanh ở nước ngoài, chủ yếu ở châu Á. 

Hai lý do để tập trung vào các công ty SaaS Đông Nam Á

Kanto: MF đã bắt đầu đầu tư vào một số công ty nước ngoài trong những năm gần đây. Lĩnh vực của các công ty tuy khác nhau, nhưng đều là các công ty châu Á như Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam.

Tanaka: Đúng vậy! Có hai lý do khiến công ty đặc biệt tập trung vào Đông Nam Á. Thứ nhất, Đông Nam Á có tỷ lệ sử dụng các dịch vụ đám mây SaaS thấp hơn so với châu Âu và Mỹ. Bằng cách mở rộng sang Đông Nam Á, khi vẫn còn trong giai đoạn bắt đầu phổ biến và sử dụng SaaS, chúng tôi tin rằng MF sẽ có thể chia sẻ kiến ​​thức và kinh nghiệm mà MF đã trau dồi được trong hoạt động phát triển và kinh doanh SaaS, đồng thời đóng góp vào sự tăng trưởng kinh doanh của các công ty được đầu tư

Lý do thứ hai đó là hầu hết là các quốc gia ở Đông Nam Á không nói tiếng Anh. Các công ty SaaS toàn cầu đang tích cực mở rộng sang các nước nói tiếng Anh. Mặt khác, ở những nước không nói tiếng Anh, nơi khó thâm nhập do “rào cản ngôn ngữ”, chúng tôi mong muốn tăng cường sự gắn kết giữa các SaaS đến từ châu Á với tư cách những người có cùng chí hướng.

Từ những kinh nghiệm ở nước ngoài đến MF

Kanto: Vốn dĩ cả 2 đều có kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài rồi, nhưng anh Tanaka và chị Emma có thể chia sẻ lý do khiến hai người quyết định tham gia MF không?

Takana: Thời sinh viên tôi đã đi du học, đến lúc đi làm thì tôi cũng đã làm việc ở Mỹ, nhưng tôi muốn “tăng cường sự hiện diện của các công ty Nhật Bản ở nước ngoài”, vì vậy tôi quyết định làm những công việc liên quan đến hoạt động mở rộng kinh doanh của các công ty Nhật Bản ra nước ngoài. Ngoài ra, tôi tham gia MF vào mùa hè năm 2018, vì khi đó, tôi nghĩ rằng tham gia một công ty khởi nghiệp sẽ cho tôi nhiều kinh nghiệm hơn từ giai đoạn phát triển kinh doanh. Lúc đầu, tôi được bổ nhiệm vào Phòng Kế hoạch Doanh nghiệp, vừa hay tôi đã có thể nhận được dự án đầu tư cho một công ty ở nước ngoài và đảm nhận công việc phát triển kinh doanh quốc tế.

Emma: Tôi vô tình tiếp xúc được với MF khi đang tìm kiếm công việc ở Việt Nam. Khi đó, tôi đang làm việc ở Singapore còn chồng tôi đang làm việc ở Việt Nam.

Khi tìm kiếm cơ hội mới, luôn có ba điều mà tôi cực kỳ chú trọng. Đầu tiên, đó là “có thể đồng cảm với sản phẩm và dịch vụ”, thứ hai là “có thể đồng cảm với văn hoá công ty”, và cuối cùng là “môi trường phát triển”. Khi tôi tìm hiểu về MF trước khi tham gia phỏng vấn, tôi đã tìm thấy rất nhiều chia sẻ được viết bởi những thành viên và những bài báo viết về công ty. Tôi cũng từng làm công việc quan hệ công chúng, nên tôi biết được việc làm sao để các thành viên có thể hợp tác trong việc chia sẻ, phổ biến những thông tin về công ty của mình. Tôi có một ấn tượng mạnh mẽ rằng khi có rất nhiều thành viên cùng chia sẻ thông tin về công ty như vầy, ắt hẳn đây là một công ty rất tốt. 

Một mối quan hệ Win-Win

Kanto: Nhân tiện thì mọi người nghĩ điều gì là quan trọng trong mối quan hệ giữa MF và các công ty được đầu tư ở nước ngoài?

Tanaka: Đầu tiên chính là sự phù hợp văn hóa (culture fit). MF chúng ta là một công ty rất coi trọng Mission, Vision, Value, Culture (MVVC). Vì vậy, nếu nói từ quan điểm của MVVC thì tôi luôn ưu tiên cho mức độ tương thích của những công ty này với Money Forward. Như Mekari - một công ty của Indonesia chẳng hạn, Mission của họ là "empower the progress of businesses and professionals" (tạm dịch: trao quyền cho sự phát triển của tất cả các doanh nghiệp và chuyên gia), và tôi cảm thấy Mission của họ thật sự gần giống với MF chúng ta.

Nagai: Quan điểm của tôi là  xem xét / cân nhắc có thể tạo mối quan hệ đôi bên cùng có lợi (win-win) giữa bên được đầu tư và MF, và liệu có thể tạo ra được một sự hợp lực bằng cách đầu tư hay không. Công ty Bizzi của Việt Nam mà Money Forward mới đầu tư vào lần này, một công ty chủ yếu phát triển và cung cấp dịch vụ quản lý hóa đơn điện tử, là một ví dụ.

Hiện nay, trên thế giới, việc nhận hóa đơn đang chuyển từ thủ công sang kỹ thuật số, và bản thân những tờ hóa đơn truyền thống ấy cũng đang dần được số hóa. Nhật Bản sẽ triển khai hệ thống hóa đơn vào năm 2023, nhưng Việt Nam đang có kế hoạch thực thi luật yêu cầu phát hành hóa đơn điện tử(*) vào tháng 7 năm 2022, và hiện chính phủ đang nỗ lực tiến hành số hóa các loại hóa đơn. Trước xu hướng thị trường như vậy như vậy, tôi nghĩ chúng ta có thể học hỏi được nhiều điều từ Bizzi - công ty cung cấp dịch vụ quản lý hóa đơn điện tử.

Tôi cũng tin rằng MF có thể cung cấp cho Bizzi những kiến ​​thức và kinh nghiệm mà họ có thể học hỏi và ứng dụng được thông qua các sản phẩm như Money Forward Cloud ExpenseMoney Forward Cloud Invoices (2 website chỉ có tiếng Nhật).

(*)Nguồn: Đạo luật về hóa đơn và chứng từ

Kanto: Bizzi vẫn là một công ty khởi nghiệp gồm 20 người, vì vậy sẽ thật tuyệt nếu chúng ta có thể cung cấp những thông tin chi tiết để hỗ trợ họ phát triển nhanh hơn nữa.

Nagai: Đúng vậy. Các thành viên Bizzi thường nói: "Rất mong sẽ học hỏi thật nhiều từ MF, vì một công ty Start-up đương nhiên sẽ luôn muốn tránh những sai lầm ngớ ngẩn". Tôi cảm nhận rõ được những khát khao mãnh liệt và cả trăn trở băn khoăn từ ban lãnh đạo của Bizzi trong chiến lược phát triển công ty sắp tới

Hai người sáng lập nên Bizzi

Kanto: Vậy tình hình hóa đơn của Việt Nam hiện đang thế nào nhỉ?

Tanaka: Ở Việt Nam có rất nhiều dịch vụ phát hành hóa đơn điện tử nhưng mẫu hóa đơn mỗi bên gửi đi lại khác nhau nên bên nhận hóa đơn cũng gặp nhiều khó khăn. Bizzi là công ty đầu tiên cố gắng loại bỏ đi nỗi trăn trở đó của khách hàng.

Trong quá trình cân nhắc đầu tư, tôi có phỏng vấn một công ty khách hàng của Bizzi, bộ phận kế toán của công ty đó nói: "Sản phẩm này thật sự giúp công ty chúng tôi cải thiện năng suất rất nhiều, nên tôi cũng luôn giới thiệu cho các công ty khác cùng sử dụng lắm!". Tuy mới thành lập được 1 năm rưỡi thôi nhưng họ đã tạo ra được một sản phẩm được nhiều công ty tin dùng như vậy rồi.

Dịch vụ do Bizzi cung cấp

Mối quan hệ tích cực đối với Money Forward

Kanto: Còn kế hoạch tương lai với các công ty được đầu tư ở nước ngoài sẽ như thế nào?

Tanaka: Mối quan hệ lý tưởng không chỉ là mối quan hệ song phương giữa Money Forward và một bên công ty được đầu tư, mà còn là mối quan hệ "tứ phương cùng có lợi" của MF chúng ta với 3 công ty ở Đông Nam Á là Mekari, Flow Account và Bizzi. Tôi luôn muốn tạo ra một mối quan hệ tích cực cho từng công ty, đồng thời tất cả chúng ta đều sẽ có cùng một hướng nhìn.

Nagai: MFV cũng đã từng đảm nhiệm một phần trong việc phát triển sản phẩm của các công ty được đầu tư ở nước ngoài mà không cần thông qua bên phía Nhật rồi. Đương nhiên là cũng sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh của bên nhận đầu tư nữa, nên tôi muốn thúc đẩy mạnh hơn việc trao đổi nguồn nhân lực như vậy trong tương lai. Nếu nhờ vậy mà tôi có thể khiến không chỉ MF mà cả bên được nhận đầu tư cảm thấy hài lòng thì tôi cũng cảm thấy rất vui luôn.

Lời kết

Khi đầu tư ra nước ngoài, kiến ​​thức về vùng đất bản địa là hoàn toàn cần thiết, ở Money Forward cũng có nhiều thành viên với kinh nghiệm phong phú trong việc sống và làm việc ở nước ngoài, và họ vẫn luôn mang trong mình niềm đam mê cháy bỏng khi tiến bước ra nước ngoài làm việc. Ở Việt Nam thì có chị Nagai, ở Indonesia thì có bạn Tanaka, nhất định trong tương lai thì mọi người sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc tăng cường mối quan hệ đối tác với các công ty nước ngoài. Nhờ vậy mà tất cả chúng ta có thể tạo nên một mối quan hệ tương hỗ tích cực cho cả Money Forward và các bên được đầu tư.

Ngoài ra, MFV cuối cùng cũng đã có chi nhánh ở Hà Nội từ mùa hè năm nay và hiện đang phát triển để mở rộng cứ điểm này. Còn với việc đầu tư vào Bizzi, Money Forward sẽ càng tăng tốc trong giai đoạn đầu tư vào thị trường nội địa Việt Nam.

Author: Kanto Tatsuya

Translator: Alice & Tonie

More like this

Culture Sharing | Teamwork Trong Vin Là?
Oct 09, 2023

Culture Sharing | Teamwork Trong Vin Là?

MIDDLE MANAGEMENT CAMP 2H2023: Gắn Kết Để Phát Triển
Jun 09, 2023

MIDDLE MANAGEMENT CAMP 2H2023: Gắn Kết Để Phát Triển