Gặp gỡ Andy - “Phá kén” hoá PO

Gặp gỡ Andy - “Phá kén” hoá PO

Ai cũng sẽ có những ngã rẽ trên con đường sự nghiệp của mình, và Andy cũng không ngoại lệ,  một PO (Product Owner) xuất thân từ IT Comtor, đã tìm ra được môi trường để phát triển bản thân và nhìn thấy rõ hơn con đường của mình. Hôm nay, hãy cùng Forwardians‘ Stories trò chuyện với Andy nhé.
Gặp gỡ Andy - “Phá kén” hoá PO

 

*Forwardians: danh xưng chung của các thành viên nhà Money Forward Vietnam. Ý nghĩa: MFV không phải là nơi chỉ vùi đầu vào task, mà còn là nơi các thành viên MFV kết nối, học hỏi, thể hiện tình yêu và niềm tự hào với công việc của mình. Hơn thế, “Forwardian” sẽ thu hẹp khoảng cách thứ bậc và làm rõ hơn văn hóa “công bằng” mà MFV đang hướng tới. MFV là một tập thể đa dạng với nhiều màu sắc khác biệt, nhưng MFV cũng là một tập thể thống nhất, bởi các Forwardian.

Cũng như bao Forwardian khác của MFV, Andy sở hữu nhiều tài lẻ nhưng không phải ai cũng biết. Mỗi lần Andy xuất hiện, mây mù u tối cũng hóa nắng ban mai, năng lượng tích cực của Andy san bằng mọi nơi đi qua. Có niềm đam mê với ngoại ngữ, bên cạnh sử dụng tiếng Anh, tiếng Nhật trong công việc, Andy cũng có thể sử dụng, tiếng Hàn, tiếng Trung và tiếng Thái (nghe thiên hạ đồn biết cả tiếng Nga). 

 

Chào Andy, được biết trước khi làm Accelerator, Andy từng là một IT Comtor, Andy hãy nói đôi nét về công việc IT Comtor của mình đi. 

Khi còn là IT comtor, Andy một mình thầu hết 4-5 dự án nhỏ lẻ của công ty. Chuyên dịch spec definition, spec confirmation, test case và dịch API documents. Vì chủ yếu là phiên dịch, cho nên tuy làm IT comtor khá lâu (4 năm) nhưng con đường tương lai cứ mơ hồ như sương mù Đà Lạt.

 

Tới thời MFV, khoác lên mình vai trò Accelerator, điểm tương đồng với IT Comtor là gì?

Vai trò Accelerator có phải là Comfort Zone không hay là một Fear Zone khác? 

Điểm tương đồng là đều biết tiếng Nhật và không biết code. Nhưng ở MFV, Andy được trải nghiệm mô hình làm việc Scrum, tham gia vào quá trình đọc hiểu spec cùng develop team. Nhờ niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau, Accelerator chuyển từ Fear Zone thành Comfort Zone. 

Bên cạnh những điều trên, Andy có gặp phải những khó khăn nào không? 

Bạn phải tự tạo task cho mình, đảm bảo các task đó không "lạc quẻ" với tiến độ chung của cả team. Bạn phải biết team đang cần gì để support kịp thời. Bởi vì không biết code, nên Accelerator cần tăng cường khả năng tư duy dưới góc độ của một người dùng, bổ trợ về mặt business cho develop team. 

Công việc nào cũng có cái khó, nhưng nếu sự khó khăn đó có thể giữ chân Andy lại thì ắt hẳn phải có những mảng thú vị để Andy của ngày hôm nay trưởng thành hơn Andy của ngày hôm qua, những điều đó là gì vậy ạ?

Chìa khóa của trưởng thành là phá kén. Gần đây bộ trang phục "Kén em" của hoa hậu Khánh Vân ở Miss Universe trở thành cảm hứng cho rất nhiều người, và cả sự đồng cảm từ Andy. Cảnh Khánh Vân mở kén hơi cồng kềnh khiến Andy nhớ đến những ngày đầu loay hoay không biết nên làm gì để phù hợp với team. Được cái team luôn cảm thông và kiên nhẫn đi cùng Andy. Sự hoàn thiện của sản phẩm sẽ phản ánh quá trình trưởng thành của bản thân. Không có niềm tin của mọi người sẽ không có Andy ngày hôm nay.

Từ Accelerator chuyển bước sang PO không biết có phải là một cú rẽ ngang hay không? Vì sao lại có một bước đi như vậy?

PO không phải là một quyết định rẽ ngang đâu mà là lẽ hiển nhiên (inevitable). Nước đi này đã được Andy ấp ủ khi tìm hướng đi cho một người biết tiếng Nhật, muốn rèn luyện tư duy business nhưng không thể code.

Khi hạ quyết tâm dấn thân trở thành PO, Andy có nghĩ là mình sẽ lại rơi vào Fear Zone không? 

Mình không nên sợ những điều mình chưa biết. Vì đã biết gì đâu mà sợ. Cho nên PO cũng không hẳn là Fear Zone của Andy, chưa kể bên cạnh Andy lúc nào cũng có những bàn tay sẵn sàng đặt vào lưng mình để tiếp thêm sức mạnh. 

Niềm vui trong vị trí mới, niềm vui của Growth Zone trong Andy là gì?

Niềm vui trong vị trí mới đó chính là ở MFV không một ai bị bỏ lại sau lưng. Andy nói riêng, và Accelerator kiêm PO-học-việc nói chung trong công ty sẽ hỗ trợ team về kiến thức business. Còn Develop team giúp đỡ PO hiểu logic căn bản cần có cho việc phát triển sản phẩm. Mối quan hệ tương hỗ này chính là nền tảng vững chắc cho một sản phẩm.

Trong tương lai Andy có dự định luyện công thêm môn phái (skill) nào để bồi đắp thêm cho con đường PO của mình không?

Andy sẽ luyện thêm tuyệt chiêu "Bắc minh thần công" của hoàng tử Đại Lý - Đoàn Dự. Đây là tuyệt chiêu học thêm các kiến thức từ những người đi trước, biến kiến thức đó thành của mình, làm sâu thêm rãnh não của mình, mở rộng đầu óc theo nhiều nghĩa.

Câu hỏi cận cuối, điều kiện cần và đủ của một PO là gì?

Điều kiện cần: Trái tim nhiệt thành (nhiệt huyết và chân thành - 情熱を込めている心)

Điều kiện đủ: Biết cách đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm cho những quyết định đó.

Andy có đôi điều gì với những người còn đang mông lung với career path hay là đang ngại dấn thân thử thách hay thử những điều mới chứ?

Nếu bạn đang mông lung hay cảm thấy mơ hồ như đi trong sương mù Đà Lạt, thì nên đi chậm lại và đi cùng team, để khi khó khăn quá "đi trốn còn có người đi tìm". Cái khó sẽ bớt khó nếu Andy và team cùng nhau tìm giải pháp. Niềm vui sẽ rộn rã nhiều hơn khi có cả team, như cái cây luôn nở rộ những đóa hoa giữa vườn. (Dựa trên bài hát "Trốn tìm" -  Đen Vâu)

Buổi trò chuyện đến đây đã kết thúc rồi, cảm ơn Andy đã dành thời gian quý báu chia sẻ thật chân tình. Chúc Andy sức khỏe và nhiều thành công trong công việc nhé. 

 

Author: Jim

More like this

Một Team Ăn Ý Là Team Một Màu?
Nov 30, 2022

Một Team Ăn Ý Là Team Một Màu?

Automation Test With Serenity BDD
Nov 22, 2022

Automation Test With Serenity BDD

Những Người Nuôi Dưỡng Tổ Chức Từ Bên Trong
Nov 18, 2022

Những Người Nuôi Dưỡng Tổ Chức Từ Bên Trong