Culture Deep Dive: Professional & Evolution

Culture Deep Dive: Professional & Evolution

Professional và Evolution là 2 Culture mới của tập đoàn kể từ năm 2023. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của chúng, hãy cùng lắng nghe chia sẻ từ những thành viên đạt giải thưởng Quý 4/2024 nhé
Culture Deep Dive: Professional & Evolution

Team CA - Culture Evolution

Dự án Cloud Accounting đã ở Nhật từ tận năm 2013, nhưng team phát triển ở Việt Nam lại là một trong những team trẻ nhất của MFV, CA đã có một hành trình phát triển đáng kinh ngạc, từ 2 thành viên trở về từ Nhật Bản lên đến 9 thành viên. Chúng tôi đã có cơ hội trò chuyện cùng một vài thành viên của team để lắng nghe họ chia sẻ về văn hóa Evolution.

1. Bạn hiểu thế nào về văn hoá Evolution của tập đoàn?

Vig - Leader: “Trong thế giới phát triển nhanh chóng như hiện tại, nếu mình dừng lại thì e rằng mình sẽ thụt lùi. Điều này đặc biệt đúng trong ngành IT, nơi kiến thức và kỹ thuật mới xuất hiện theo cấp số nhân. Nếu bạn không duy trì tinh thần cầu tiến và ham học hỏi, thật khó để bắt kịp và phát triển trong một thế giới phẳng, toàn cầu hóa như hiện nay.”

Hayden - QA Engineer: “Hãy luôn sẵn sàng cho những thay đổi mới và thích ứng với mọi sự chuyển đổi.”

Westly - Senior Ruby on Rails Developer: “Mỗi cá nhân cần chủ động đổi mới và thích nghi với văn hóa của tập đoàn một cách tích cực. Điều này thể hiện qua việc không ngần ngại đưa ra những ý tưởng mới mẻ, sẵn sàng thử nghiệm những điều chưa từng có. Đồng thời, mỗi người cần vượt ra khỏi vùng an toàn của bản thân để không ngừng phát triển, sẵn sàng đối mặt với những thử thách mới.”

Marcus - Senior Ruby on Rails Developer: “Là tiến hóa, phát triển không ngừng cả trong tư duy lẫn năng lực để có thể đứng vững trong kỷ nguyên của thế giới hiện đại.”

Kenrick - Senior Ruby on Rails Developer: “Chúng ta không ngừng nỗ lực để phát triển bởi vì chúng tôi hiểu rằng thế giới xung quanh chúng ta luôn biến động.”

Luck - Senior Ruby on Rails Developer: “Culture Evolution của Money Forward là quá trình phát triển văn hóa doanh nghiệp để thích nghi với sự thay đổi và hướng tới sự cải tiến liên tục. Công ty khuyến khích sự minh bạch, sáng tạo và chủ động trong công việc, giúp nhân viên không ngừng học hỏi và phát triển.”

2. Bạn có thể kể về một lần bạn chấp nhận sự thay đổi và thích nghi thành công với một thử thách mới?

Vig: “Trong quý 4/2024 vừa qua, team mình vừa bắt đầu dự án 2B với vai trò là một team độc lập. Chưa được 2 tuần thì cả team được yêu cầu phải đảm nhận một dự án cấp bách khác, với yêu cầu “hoàn thành càng sớm càng tốt”. Cả team đã quyết định chấp nhận dự án đó và cam kết sẽ hoàn thành vào cuối quý 4. Lúc ấy, dự án có thêm 2 thành viên là Kenrick (BE) và Hayden (QA) nhập hội. Hai bạn đã quyết tâm cùng cả đội hoàn thành mục tiêu dự án. Dự án mới và gấp, cần phối hợp liên tục giữa nhiều team nên việc xây dựng kế hoạch cũng như giao tiếp với các team hơi khó khăn ở giai đoạn đầu, nhưng nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía MFJ và sau hơn 3 tháng, team cũng đã hoàn thành được mục tiêu đề ra cho dự án!”

Hayden: “Những ngày đầu mình vào Money Forward Việt Nam, sẽ không có ai chờ mình hiểu dự án rồi mới “giao task”. Ngay khi mình được yêu cầu test lại một phần tính năng, mình đã tự tìm hiểu từ tài liệu và học hỏi từ các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Mình luôn giữ tư duy thích ứng, cập nhật những thay đổi mới thông qua các buổi họp và chia sẻ hàng ngày.”

Westly: “Mình onboard công ty vào tháng 12/2024, cuối Q4 2024 nên chưa đủ thấm đâu. MFV có những process, cách làm việc riêng nên mình phải từ bỏ thói quen cách làm việc ở công ty cũ về cách code, review, report task cũng như về văn hoá, con người để enjoy với công việc. Và sau 2 tháng, mình cảm nhận có sự tiến bộ trong các soft skill của mình.”

Marcus: “Trước đây, khi nhận được task là mình sẽ vào code luôn. Nhưng, khi vào team CA thì khác, mình sẽ phải nghiên cứu, tìm hiểu phần code mới hay sửa code sẽ thay đổi những phần nào của project, mức độ ảnh hưởng của nó lên các tính năng đang hoạt động. Tổng hợp và tài liệu hóa các phần được nghiên cứu và tìm hiểu, phần code sẽ thay đổi ở đâu, lập sẵn danh sách kiểm thử. Thời gian đầu rất khó khăn và tốn nhiều thời gian vì vừa phải hiểu logic, vừa phải hiểu code. Và ở thời điểm hiện tại thì mọi thứ đã có vẻ ổn hơn. Nhờ vậy, khi cần tra soát lại các task cũ và do có đủ các tài liệu về quá trình nghiên cứu và tìm hiểu nên mọi người trong team có thể nắm bắt được thông tin.”

Luck: “Khi công ty triển khai một công nghệ/roadmap mới, Luck đã chủ động tìm hiểu và học hỏi để áp dụng vào công việc. Ban đầu gặp khó khăn, nhưng nhờ tinh thần cởi mở và hỗ trợ từ đồng nghiệp, mình đã nhanh chóng thích nghi và áp dụng thành công.”

3. Bạn làm gì để thích nghi liên tục và đổi mới trong nhóm dự án?

Vig: “Giữ một tinh thần cầu tiến để luôn tích cực học hỏi những điều mới và phát triển; Cũng như là liên tục trao đổi để đánh giá và đưa ra những cải thiện trong toàn bộ quá trình làm việc của team.”

Hayden: "Mình quan niệm rằng Càng hỏi nhiều, càng học được nhiều và áp dụng tư duy phản biện khi làm việc với task mới."

Westly: “Quan sát cách làm việc của mọi người, đề xuất những ý tưởng giúp cải thiện hiệu suất làm việc, cập nhật những kiến thức mới, kỹ năng cần thiết cho dự án.”

Marcus: “Vì là team mới, đang trong giai đoạn xây dựng quá trình làm việc. Các ý kiến và đóng góp của thành viên sẽ được thảo luận và áp dụng. Chúng mình sẽ cần phải tuân thủ theo những gì mà team đã đề ra. Tuy nhiên, team sẽ có những buổi retrospective meeting để cùng nhau thảo luận về các vấn đề đang có để đưa ra giải pháp giúp cải thiện quá trình làm việc.”

Luck chia sẻ: “Mình luôn cập nhật xu hướng công nghệ, chủ động chia sẻ kiến thức với đội nhóm, thử nghiệm các phương pháp làm việc mới, và sẵn sàng tiếp thu phản hồi để cải thiện hiệu suất.”

4. Bạn đối mặt với sự không chắc chắn hoặc trở ngại bất ngờ như thế nào? Tư duy nào giúp bạn tiếp tục tiến lên?

Vig: “Với sự không chắc chắn, nếu không làm nó chắc chắn rõ ràng bằng nhiều cách, thì chỉ còn cách là tìm phương án back up để đề phòng trường hợp thất bại thôi. Còn với trở ngại bất ngờ thì thật sự phải bình tĩnh trước tiên, chấp nhận đối diện với nó, sau đó thì tìm cách giải quyết (có thể là bản thân hoặc tìm sự hỗ trợ từ nhiều bên liên quan). Tư duy nào giúp tôi tiếp tục tiến lên đó chính là xác định rõ mục tiêu muốn phát triển và vạch rõ lộ trình cụ thể để đạt được nó. Và luôn học hỏi dù ít hay nhiều để bản thân của ngày hôm nay phải biết thêm một thứ gì đó so với ngày hôm qua.”

Westly: “Do là Forwardian newbie nên mình chưa nắm rõ core product. Khi gặp vấn đề thì mình phải tìm root cause, trao đổi với người liên quan để có phương án hành động. Mình nghĩ vấn đề gì cũng đều sẽ có cách giải quyết, quan trọng là phải tìm được cách giải quyết đó trong thời gian sớm nhất.”

Luck: "Mình tập trung vào giải pháp thay vì lo lắng, chia nhỏ thách thức để xử lý từng bước một. Tư duy "Growth Mindset" giúp tôi coi khó khăn là cơ hội để học tập và phát triển bản thân."

5. Bạn có nghĩ việc chấp nhận sự thay đổi là điều quan trọng đối với thành công cá nhân và công ty?

Vig: "Có chứ, tất nhiên còn tuỳ thuộc điều thay đổi đó mang tính chất như thế nào, tích cực hay tiêu cực, đã suy xét kỹ trước khi thay đổi hay chưa, cũng như là có phương án back up rõ ràng không. Nhưng dù sao phải chấp nhận những thay đổi bất ngờ, trong nguy luôn có cơ. Điều cần làm là giữ tinh thần cả team luôn tích cực để hướng về phía trước. Phát triển bản thân mỗi cá nhân đã khó, cho cả 1 team, một tập thể còn khó hơn. Phát triển trong 1 kỳ đã khó, 3, 4 kỳ còn khó hơn. Hi vọng MFV luôn tạo được môi trường để các Forwardian luôn cảm thấy thoải mái nhất để tự tin tiếp nhận, thích nghi những thay đổi mới để có thể phát triển nhanh, lâu và dài hơn.

Hayden: "Đương nhiên,  vì ta đang sống trong một thế giới VUCA mà" (VUCA là viết tắt của Volatility -Biến động, Uncertainty - Bất định, Complexity - Phức tạp và Ambiguity - Mơ hồ).

Westly: Thay đổi là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là thay đổi gì, có giúp bản thân phát triển cũng như đóng góp cho tổ chức về mặt lâu dài không.

Luck: Hoàn toàn đồng ý. Việc chấp nhận và thích nghi với thay đổi giúp cá nhân phát triển kỹ năng, đồng thời giúp công ty luôn đổi mới và cạnh tranh trên thị trường. Tôi đánh giá cao văn hóa đổi mới và hỗ trợ nhau tại Money Forward. Môi trường này giúp tôi phát triển bản thân và đóng góp nhiều hơn cho công ty.

Team QA ME - Culture Professional

Đội ME - QA không chỉ nổi bật với vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn là những "Culture Hero" lan tỏa văn hoá Professional. Cùng lắng nghe chia sẻ từ các thành viên của đội về định nghĩa và cách họ thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc hàng ngày.

1. Định nghĩa "Professional" và cách thể hiện trong công việc:

Hallie - QA Lead: “Mình xem 'Professional' là luôn duy trì chuyên môn cao, trung thực và tôn trọng trong công việc. Là một test lead, mình thể hiện điều này qua việc cập nhật kiến thức, giao tiếp hiệu quả, hoàn thành trách nhiệm, tôn trọng đồng nghiệp và không ngừng cải tiến quy trình kiểm thử.”

Clark - QA: “Theo mình tính Professional thể hiện qua hành vi chuẩn mực: Tuân thủ các nguyên tắc công việc và chính sách của công ty, duy trì sự trung thực trong mọi công việc. Đồng thời, đó là sự tôn trọng: Đối xử với đồng nghiệp và các bên liên quan với sự lịch sự và tôn trọng, coi trọng các quan điểm của mọi người.”

Jun - QA: “Professional là người có kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc chuyên nghiệp trong lĩnh vực của mình. Jun thể hiện điều này bằng cách luôn đúng giờ và hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn. Mình cứ giao tiếp rõ ràng, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp và tôn trọng mọi người. Mình cũng không ngừng học hỏi để nâng cao kỹ năng và kiến thức. Cuối cùng, Jun duy trì thái độ tích cực và chủ động giải quyết vấn đề khi chúng phát sinh.”

2. Tầm quan trọng của vị trí QA trong dự án:

Hallie: “Vị trí QA rất quan trọng chứ. Đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi phát hành là giúp giảm thiểu rủi ro và tăng sự hài lòng của khách hàng. Thách thức lớn nhất là quản lý thời gian và áp lực công việc, đặc biệt khi có những lỗi khó phát hiện. Để vượt qua, Hallie đã áp dụng các phương pháp test tiên tiến và tạo môi trường làm việc hợp tác.”

Clark: "Là một thành viên của ME, Clark đóng góp vào việc đảm bảo chất lượng và hiệu suất của sản phẩm cuối cùng. QA chịu trách nhiệm đảm bảo mọi tính năng của ứng dụng hoạt động mượt mà và không có lỗi trước khi phát hành. Thử thách lớn nhất là hỗ trợ Automation test, Regression test. Để vượt qua, cả team đã sử dụng các công cụ như Selenium và Appium để tối ưu hóa quá trình automation trên mobile, tối ưu hóa kết quả kiểm thử và xây dựng bộ

smoke test."

Jun: “Vai trò của QA là đảm bảo chất lượng sản phẩm bằng cách phát hiện và ngăn chặn lỗi. Thách thức lớn là cân bằng giữa thời gian kiểm thử và thời hạn dự án, đảm bảo chất lượng mà không làm chậm tiến độ. Giao tiếp hiệu quả với các stakeholder bên Nhật cũng là một thách thức quan trọng.”

3. Hậu quả nếu bỏ qua yếu tố chuyên nghiệp:

Hallie: “Nếu tôi bỏ qua yếu tố chuyên nghiệp, chất lượng sản phẩm có thể bị ảnh hưởng, làm mất niềm tin từ đồng nghiệp và khách hàng. Hiệu suất làm việc cũng sẽ giảm sút, môi trường làm việc trở nên căng thẳng và không lành mạnh. Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.”

Clark: “Việc bỏ qua yếu tố chuyên nghiệp có thể dẫn đến mất khách hàng, giảm uy tín và danh tiếng, ảnh hưởng không chỉ đến cá nhân mà còn đến MFV và MFJ.”

Jun - QA: “Chất lượng công việc có thể bị giảm sút, mối quan hệ với đồng nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực, khả năng thăng tiến bị hạn chế. Khách hàng hoặc đối tác có thể mất niềm tin, ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Cuối cùng, sự thiếu chuyên nghiệp có thể dẫn đến việc mất cơ hội học hỏi và phát triển bản thân.”

4. Vai trò của tinh thần chuyên nghiệp:

Hallie - QA Lead: “Tinh thần chuyên nghiệp rất quan trọng cho sự phát triển cá nhân và sự lớn mạnh của công ty. Nó giúp cá nhân nâng cao kiến thức, kỹ năng và uy tín. Đồng thời, thúc đẩy sự hợp tác và hiệu quả, giúp công ty đạt được mục tiêu và phát triển bền vững. Sự chuyên nghiệp cũng tạo ra một văn hóa công ty tích cực, thu hút nhân tài và giữ chân nhân viên giỏi.”

Clark - QA: “Đối với cá nhân, tinh thần chuyên nghiệp thúc đẩy không ngừng học hỏi và phát triển kỹ năng. Đối với công ty, một môi trường làm việc chuyên nghiệp thúc đẩy hiệu suất làm việc cao hơn, giảm thiểu sai sót và tăng cường hiệu quả hoạt động.”

Jun - QA: “Tinh thần chuyên nghiệp thúc đẩy kỹ năng, kiến thức và thái độ làm việc tích cực. Nó giúp cá nhân xây dựng uy tín và tạo dựng mối quan hệ tốt. Đối với công ty, tinh thần chuyên nghiệp góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, cải thiện uy tín và sự hài lòng của khách hàng. Nó cũng tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả và đoàn kết.”

5. Điều muốn chia sẻ:

Hallie - QA Lead: “Mình muốn chia sẻ thêm việc duy trì tinh thần chuyên nghiệp và liên tục cải thiện kỹ năng là rất quan trọng. Luôn sẵn sàng học hỏi và lắng nghe góp ý từ đồng nghiệp giúp Hallie phát triển cá nhân và đóng góp nhiều hơn cho dự án. Sự hợp tác và tôn trọng lẫn nhau tạo nên môi trường làm việc tích cực và hiệu quả. Đặt chất lượng và sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu là mục tiêu của Hallie.”

- - -

Kết lại, tuy lối diễn đạt khác nhau, có ngắn có dài, các Forwardian đều có chung góc nhìn và mục tiêu để cùng nhau đưa dự án phát triển, và đưa bản thân đi xa hơn. Hãy cùng theo dõi thêm nhiều số sắp tới của MFV để hiểu hơn về các Văn hoá của MFV nhé

More like this

Noel Đến - Forwardian Quậy “Tới Bến”
Dec 23, 2022

Noel Đến - Forwardian Quậy “Tới Bến”