Bí quyết xây dựng một tổ chức đậm chất Money Forward tại Việt Nam

Bí quyết xây dựng một tổ chức đậm chất Money Forward tại Việt Nam

Bí quyết xây dựng một tổ chức đậm chất Money Forward tại Việt Nam

Xin chào mọi người! Tôi là Shawn, COO (Giám đốc Hoạt động) của Money Forward Việt Nam.

Đã hơn 3 năm kể từ khi tôi đặt chân đến đất nước này. Ban đầu là để phát triển 2 dịch vụ cho Money Forward, sau đó là để xây dựng Money Forward Việt Nam. 

 

MFV là công ty con ở nước ngoài đầu tiên của Money Forward Group, được thành lập vào tháng 8 năm 2018. MFV chịu trách nhiệm phát triển và vận hành một số dịch vụ của Money Forward tại Nhật Bản. 

 

Đã 2 năm kể từ ngày thành lập, MFV đã trở thành một tổ chức mang đậm dấu ấn của Money Forward. Bây giờ nhìn lại chặng đường vừa qua, tôi muốn giới thiệu với mọi người 3 bí quyết quan trọng tạo nên một tổ chức đậm màu sắc Money Forward.

 

MVVC

Ở Money Forward, chúng tôi gọi Mission - Vision - Value - Culture của mình là MVVC. Ở MFV, chúng tôi cũng có MVVC tương tự với Money Forward.  

 

Mission: Money Forward. Move your life forward.

Vision: Becoming the financial platform for all.Value : User Focus / Technology Driven / Fairness

Culture: Speed / Pride / Teamwork / Respect / Fun

 

Ở một số tổ chức, MVVC và triết lý doanh nghiệp có xu hướng chỉ mang tính hình thức đơn thuần. Nhưng MFV không mong muốn mình sẽ đi vào lối mòn đó. Sau đây, tôi sẽ giới thiệu một  phương pháp mà chúng tôi dùng để kết nối MVVC với hành động hàng ngày của mỗi thành viên. 

Cấp quản lý xem trọng MVVC

Mỗi thành viên thuộc cấp quản lý đều hiểu rằng không phải chúng ta chỉ đơn thuần đặt ra MVVC là xong, mà quan trọng là cần phải tiếp tục chia sẻ thường xuyên và thể hiện trong cả hành động. Chúng tôi cố gắng tạo nhiều cơ hội cho member hiểu được MVVC từ những ví dụ thực tế, như là những session về MVVC trong buổi họp toàn công ty hàng tháng, giải thích các quyết định của công ty bằng cách kết nối với MVVC v.v...

 

Văn phòng tràn ngập MVVC 

Văn phòng là nơi hoàn hảo để đại diện cho mỗi công ty. Ở MFV, chúng tôi “rải” MVVC ở khắp mọi nơi để mọi người có thể thấy được MVVC của công ty mỗi ngày, thế nên các bạn có thể tìm thấy Mission, Vision, Value trên các bức tường, Culture thì được dùng để đặt tên cho các phòng họp, và trong khu vực Refresh, chúng tôi có cả một bức tranh minh hoạ về Vision của Money Forward (trở thành nền tảng tài chính cho tất cả mọi người) nữa.

(Văn phòng tràn ngập MVVC)

 

Ứng dụng MVVC vào công việc hàng ngày

Bạn nhất định sẽ hay bắt gặp những cuộc hội thoại xoay quanh các câu hỏi như “Function này có User Focus không?”, “Quyết định như vậy liệu có Fair hay không?” trong công ty. Ban đầu tuy chỉ có những thành viên đến từ Money Forward Japan là dẫn dắt câu chuyện theo chiều hướng như vậy thôi, nhưng dần dần, các thành viên tại Việt Nam cũng đã ứng dụng MVVC vào công việc hàng ngày của mình.

 

Nhờ việc hiểu rõ về MVVC, các thành viên đã có những tiêu chuẩn và tiếng nói chung với nhau, khiến quyết định của từng người cũng là những “nước đi” mang đậm chất Money Forward. Đây cũng chính là bí quyết để tạo nên một tổ chức tự vận hành đấy.

Onboarding

Tại Việt Nam có rất nhiều công ty IT, và đa phần trong số đó là các công ty outsource. Chính vì vậy mà có rất nhiều engineer mang suy nghĩ đi theo lối mòn là “được bảo thì làm, spec viết sao thì làm vậy”.

 

Thế nhưng, MFV tuyệt đối không phải là công ty outsource cho Money Forward Japan! Money Forward có các chi nhánh ở Tokyo, Kyoto, Fukuoka, và văn phòng ở Việt Nam cũng chính là một chi nhánh của Money Forward.

 

Ở các công ty outsource, văn phòng trụ sở chính ở Nhật Bản sẽ được xem như khách hàng. Nhưng đối với chúng tôi, văn phòng ở Việt Nam và Nhật Bản đều thuộc về cùng một đội ngũ phát triển, điểm khác biệt duy nhất giữa đôi bên chỉ là vị trí địa lý mà thôi. Nhiệm vụ của cả đôi bên đều là “mang lại giá trị cho user”.

 

Và Onboarding chính là yếu tố “ươm mầm” những luồng suy nghĩ mới vốn chẳng mấy quen thuộc ở Việt Nam này đến với tất cả thành viên. Vậy Onboarding là gì? Đây là buổi giới thiệu giải thích về công ty, các dịch vụ cũng như công việc hàng ngày. Tất cả nhân viên mới đều sẽ tham gia vào buổi giới thiệu giải thích này sau khi gia nhập công ty.

 

・Giới thiệu về công ty, các dịch vụ và MVVC

・Giải thích về business model

・Giải thích về sự khác biệt văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản, cũng như về nét văn hóa mà Money Forward muốn xây dựng.

・Anti-harassment

・Giải thích về security policy cùng các quy tắc khác

Một buổi Onboarding

 

MFV cũng thường xuyên thực hiện khảo sát NPS (Net Promoter Score: chỉ số đo lường độ hài lòng, sẵn sàng tiếp tục cộng tác và giới thiệu cho đồng nghiệp khác) để đánh giá lại các hoạt động nội bộ trong công ty, kể cả về các buổi Onboarding. Kết quả NPS sẽ dao động từ -100 đến +100, và nếu đạt điểm cao tức là hoạt động đó được đánh giá tốt. Kết quả NPS trung bình cho các hoạt động tại MFV là +40, riêng chỉ có Onboarding là luôn đạt khoảng +70, đặc biệt là điểm hài lòng từ mọi người đánh giá cũng khá cao.

 

Thậm chí chúng tôi còn nhận được những ý kiến như sau từ các thành viên tham gia nữa:

 

- It was great and extremely helpful. I really enjoyed it and got so much from it.

- At first, I thought onboarding gonna be boring, but nope. It‘s really good. 

- I‘m very happy with the anti-harassment policy. 

 

MFV tuyệt đối không phải là một công ty outsource. Nhờ việc truyền tải được thông điệp rằng để mang lại giá trị cho user, những cuộc giao tiếp hai chiều từ cả Việt Nam và Nhật Bản là điều kiện cần thiết mà các thành viên đã có thể hiểu nhau hơn và làm việc suôn sẻ hơn.

 

Cơ hội trưởng thành

Chìa khóa cho sự phát triển của MFV nằm ở chính sự trưởng thành của từng thành viên trong tập thể. Sau đây chính là 3 yếu tố tạo nên những cơ hội trưởng thành đó.

 

Giao tiếp hai chiều với team bên Nhật

Như ở trên phần Onboarding tôi có đề cập, Money Forward Japan không phải là khách hàng của MFV. Mọi người chỉ đơn thuần là thuộc cùng 1 team, nhưng lại đang ở 2 đất nước là Nhật và Việt Nam.

 

Điều được mong chờ ở các thành viên MFV đó là việc “có thể mang lại giá trị đích thực cho user”. Ví dụ nhé, trong trường hợp đang phát triển tính năng, thành viên của MFV sẽ cùng suy nghĩ xem “chúng ta muốn mang lại điều gì cho user?” và sẽ đề xuất ra những phương án khả thi đó, chứ không chỉ đơn giản là ngồi làm chỉ vì “tại bên Nhật yêu cầu thế”.

Hình chụp team dev Việt Nam cùng một số thành viên đến từ Nhật Bản

 

Ở MFV, ngôn ngữ giao tiếp chính trong công ty là tiếng Anh. Chính việc tất cả các thành viên MFV đều có thể trao đổi trực tiếp với các thành viên bên Nhật đã thúc đẩy mọi người giao tiếp với nhau một cách tích cực hơn.

 

Sự đa dạng

MFV luôn giới thiệu về mình trên các website tuyển dụng là “Equal Opportunity Employer”. Vì vậy mà chúng tôi luôn tạo ra những cơ hội thử thách cùng những đánh giá công bằng, bất kể giới tính hay tuổi tác.

 

Có những thành viên từng nói rằng, ở Việt Nam thật sự rất ít những công ty training nhân viên về Anti-harassment và Diversity. Vì vậy, việc Money Forward rất chú trọng những điều này có thể khiến tất cả mọi người cảm thấy thoải mái hơn trong môi trường làm việc của mình.

 

Ví dụ như gần đây, trên trang chủ của MFV có đăng bài “Đôi khi dừng lại không có nghĩa là hết yêu thương”. Vốn ở Việt Nam có “Ngày Phụ nữ Việt Nam”, và thông thường thì các công ty khác sẽ tặng quà cho các thành viên nữ trong văn phòng.

 

Nhưng MFV lại không đi theo thông lệ đó. Thay vì chỉ tặng quà và “nâng niu” mỗi phái nữ trong ngày này, chúng tôi sẽ luôn đối xử công bằng với mọi người, để tất cả đều có cơ hội thử thách bản thân bất kể giới tính của mình. 

 

Dĩ nhiên là trước khi đi đến quyết định này, tôi cũng đã tham khảo ý kiến của nhiều người, và thật vui là mọi người cũng đã phản hồi rất tích cực. MFV chúng tôi thật sự rất muốn thổi một luồng gió mới vào tư tưởng của mọi người.

 

1on1, 360° feedback, Leadership workshop

Ở MFV luôn có những buổi 1on1, nơi để các thành viên trong team có thể trao đổi trực tiếp với những người ở tầng quản lý cao hơn của mình. Nội dung của những buổi 1on1 này chủ yếu là để cấp trên có thể lắng nghe câu chuyện của cấp dưới, cũng như hỗ trợ giải quyết vấn đề hay đưa ra lời khuyên giúp thành viên đó phát triển hơn.

 

Trong khi đó, 360° feedback lại là dịp để tất cả mọi người đều có thể nhận được feedback dưới nhiều góc độ, từ việc nhìn nhận lại bản thân, cho đến việc nhận những lời nhận xét từ cấp trên, đồng nghiệp hay cấp dưới của mình. Nhờ vậy mà mọi người nhận ra được những điểm “lệch pha” của bản thân so với kỳ vọng từ mọi người, để từ đó dần dần cải thiện bản thân.

 

Còn Leadership workshop dành cho tầng lớp leader sẽ là dịp để MFV tổ chức các buổi training hoặc thảo luận ngoài công việc làm thường ngày. Trong buổi workshop được tổ chức gần đây nhất, các leader đã có một buổi thảo luận để hiểu sâu hơn về MVVC của công ty, nhìn nhận lại 3 năm đã qua của MFV, rồi từ đó thảo luận xem bản thân mình nên làm gì trong ba tháng tới.

Leadership workshop

 

Cứ như vậy, chúng tôi luôn cố gắng loại bỏ những chướng ngại trên con đường phát triển sự nghiệp của các thành viên, hỗ trợ từng người họ trưởng thành hơn trên chặng đường của mình.

 

Move members’ lifes forward

Giống với Mission “Money Forward. Move your life forward.” của Money Forward, chúng tôi cũng luôn cố gắng “move MFV members’ lifes forward”.

 

Nhờ vậy mà chúng tôi đã tạo ra được MFV tại Việt Nam, một nơi cũng mang bên mình các yếu tố rất đậm chất Money Forward như MVVC, Onboarding, và thậm chí là cả cơ hội để mọi người trưởng thành nữa.

 

Tôi mong rằng bài viết này có thể trở thành những lời gợi ý giúp bạn xây dựng được một tổ chức, hoặc đơn giản chỉ là giúp bạn biết thêm nhiều hơn về Money Forward thôi cũng được.

 

Author: Shawn

Translator: Alice, Tonie

More like this

CÔNG BỐ CULTURE HERO 3/2023
Apr 17, 2023

CÔNG BỐ CULTURE HERO 3/2023

CEO message - Forwardians co-surpass this pandemic, co-create the future
Jul 28, 2021

CEO message - Forwardians co-surpass this pandemic, co-create the future