Những Tâm Sự Của CTO Tập Đoàn Money Forward Về Năm 2023
Chào các thành viên của Money Forward, tôi là Nakade, CTO Tập đoàn.
Hôm nay, tại Developer blog, tôi muốn chia sẻ một số điều tôi đã suy ngẫm sau quý 4/2023 này.
Gánh nặng kỹ thuật và hướng giải quyết
Bảy năm trước, khi tôi trở thành CTO của Money Forward vào tháng 12 năm 2016, quyết định lớn đầu tiên của tôi là không để tất cả các sản phẩm phụ thuộc vào một cơ sở dữ liệu lớn. Vì Money Forward lúc đó là một công ty khởi nghiệp nhỏ nên quyết định kỹ thuật được đưa ra là chia sẻ cơ sở dữ liệu lớn thay vì chia nhỏ, để nhanh chóng triển khai dịch vụ.
Nhưng, khi dịch vụ đã vào guồng rồi thì quyết định trên bắt đầu trở thành gánh nặng. Hàng tháng, vào ngày trả lương, lưu lượng trên cơ sở dữ liệu sẽ tăng lên và tất cả các dịch vụ sẽ chậm. Hoặc chỉ do thao tác của 1 user thôi mà tất cả dịch vụ của chúng ta cũng “lag” theo. Những “incident” không tưởng cứ thế xảy ra.
Không biết từ khi nào, tôi cũng ví kiến trúc (architecture) này theo tích “Lời thề Đào viên”. Nó được đặt tên theo một phân đoạn nổi tiếng của "Tam Quốc Diễn Nghĩa". Đây là cảnh ba anh hùng Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi tuyên thệ rằng “Tuy không sinh cùng ngày cùng tháng nhưng nguyện chết cùng tháng cùng ngày”. Trớ trêu là các dịch vụ của Money Forward lúc đó được release (phát hành) vào những thời điểm khác nhau nhưng tất cả đều ngừng hoạt động vào cùng một thời điểm.
Giải quyết vấn đề này là quyết định quan trọng đầu tiên tôi đưa ra khi trở thành CTO và tôi đặt tên cho dự án là "Thoát khỏi Lời thề Vườn Đào".
Dự án đã đạt được tiến bộ đáng kể trong vài năm đầu. Vì một lượng lớn dữ liệu đã được tách biệt rồi nên tình trạng chậm trễ dịch vụ do lượng download gần như đã được loại bỏ. Ngoài ra, toàn bộ hệ thống đang được cơ cấu lại thành kiến trúc microservice và các microservice để xác thực, ủy quyền và thu thập dữ liệu đang được tạo ra như cơ sở hạ tầng quan trọng.
Và năm nay, lần đầu tiên, chúng ta có thể loại bỏ sự phụ thuộc trực tiếp vào cơ sở dữ liệu dùng chung khỏi một sản phẩm. Đây vốn là một sản phẩm từng được xây dựng trên cơ sở dữ liệu lớn.
Không chỉ một mà hàng loạt dịch vụ của Money Forward cũng dần thoát khỏi lối mòn. Tuy chưa phải tất cả, nhưng hầu hết các dịch vụ dự kiến sẽ “lời thề Đào viên” trong năm 2024.
Tổng cộng đã 8 năm hơn. Bốn năm rưỡi sống chung với cơ sở dữ liệu lớn và 4 năm để giải quyết vấn đề đó. Việc thay đổi kiến trúc cốt lõi, đồng thời giảm thiểu tác động đến người dùng và phát triển các tính năng bổ sung cho dịch vụ là một việc khó khăn về mặt kỹ thuật và cần có sự hợp tác giữa nhiều đội developer.
Cũng nhờ những đóng góp của đội ngũ developer, Money Forward có thể tạo ra một môi trường nơi các developer có thể tập trung phát triển các dịch vụ.
Tuy vậy, tôi lại không nghĩ rằng quyết định ban đầu tạo ra gánh nặng kỹ thuật ấy là sai. Thuở đó, nhờ nó mà Tập đoàn có thể phát triển dịch vụ và cung cấp giá trị cho người dùng một cách nhanh chóng. Điều đó còn cho phép hoạt động kinh doanh của Money Forward phát triển.
Câu chuyện về chính sách làm việc ở văn phòng (phía Tập đoàn)
Money Forward đã đưa ra chính sách mới về việc đến văn phòng. Theo đó, nhân viên được yêu cầu làm việc tại văn phòng hai ngày một tuần. Tôi muốn chia sẻ góc nhìn của tôi về chính sách trên.
Tôi thích hackathons, các camp đào tạo về development, những hoạt động tập hợp mọi người cùng nhau tạo ra thứ gì đó. Hôm nọ, tôi thấy rất nhiều kỹ sư hội tụ nhộn nhịp trên văn phòng cho AWS GameDay, tôi thấy ghen tị. Quả đúng là đông người cùng sở thích, quan tâm tụ hội lại với nhau thì luôn vui như thế. Tôi thích không khí lễ hội như vậy.
Các hội nghị công nghệ quy mô lớn cũng đã chuyển từ sự kiện trực tuyến tạm thời sang tổ chức dưới dạng hybrid (online lẫn offline). Đối với các hội thảo kỹ thuật, nếu bạn chỉ thuần nghe nội dung thì online là đủ và thuận tiện cho bạn hơn.
Tuy nhiên, tổ chức một sự kiện offline đòi hỏi nhiều công sức hơn, nhưng không khí và giá trị mang lại cũng vô cùng xứng đáng. Tôi chắc chắn rằng ban tổ chức luôn quyết định cách làm dựa trên loại hội nghị mà họ muốn tổ chức và đối tượng mà họ đang hướng tới.
Tôi là CTO của Money Forward, việc của tôi là suy nghĩ cho Tập đoàn. Tôi phải quyết định các chính sách bằng tất cả con tim mình cho các định hướng và hình ảnh của Money Forward. Tôi muốn Money Forward là nơi mà mọi người có thấy vui hết mình, làm việc hăng say. Thay vì thuần chú trọng kết quả hay năng suất, tôi muốn kiến tạo một tổ chức mà cũng say mê làm việc với một sứ mệnh chung.
Việc ra chính sách lên văn phòng cũng tương tự. Chắc các bạn cũng hình dung việc nhiều người tập trung sẽ mang đến nguồn năng lượng và động lực lớn ra sao. Tôi biết rằng sẽ khó có thể cân bằng giữa việc giảm tần suất nhân viên đến văn phòng mà vẫn tạo ra bầu không khí để họ làm việc năng nổ. Không phải là hoàn toàn không thể nhưng mức độ khó sẽ cao hơn nhiều.
Một vài bạn engineer ưa tập trung vào công việc hơn là đến văn phòng vì họ sợ năng suất sẽ giảm. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ tập trung vào điều đó, tôi nghĩ sẽ khó tiếp tục cung cấp dịch vụ xuất sắc trong trung và dài hạn. Niềm đam mê của người tạo ra dịch vụ là điều cần thiết để tạo ra một sản phẩm lay động người dùng.
Tất nhiên, đến văn phòng không phải là lời giải cho mọi thứ. Để trở thành một công ty nơi mọi người có thể làm việc với niềm đam mê, cần phải có nhiều nỗ lực.
Tuy nhiên, quyết định thay đổi chính sách lên văn phòng là điều mà tôi tin rằng sẽ có lợi cho sự thành công của chúng ta trong trung và dài hạn. Chúng ta sẽ không ngừng cải tiến công ty thành nơi mà mọi người có thể làm việc nhiệt tình hơn và và có thể tiếp tục cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt nhất.